Cây trầm hương và những điều bạn chưa bao giờ biết

Như loài trai tạo ngọc phải âm thầm, cần mẫn “ngậm đắng nuốt cay” dưới đáy đại dương, cây dó bầu để tạo ra trầm hương cũng phải nhọc nhằn ấp ủ sinh dưỡng qua hàng trăm năm trong rừng thẳm. Chúng ta đã quen thuộc với các sản phẩm của trầm, từ vòng tay trầm hương đến nụ trầm, nhang trầm dùng để xông đốt các dịp lễ tết, nhưng có lẽ ít ai dụng tâm tìm hiểu về cây dó bầu hay còn được gọi là cây trầm hương – loài thực vật quý giá sản sinh ra trầm. 

Đứng đầu các loại gỗ quý, cây trầm hương được ví là thần mộc “đắt hơn vàng” bởi ý nghĩa thiêng liêng và tác dụng bất ngờ đối với sức khỏe, tâm linh. Bài viết dưới đây Thế Giới Trầm Hương sẽ cung cấp cái nhìn toàn diện về tất cả đặc điểm sinh trưởng cũng như lịch sử của loài cây này trong tiến trình phát hiện, khai thác và sử dụng trầm của con người.  

Nguồn gốc tự nhiên của cây trầm hương

Cây dó bầu (hay còn gọi là cây trầm hương, dó núi, trầm dó, trà hương….) là loài thực vật có tên khoa học là Aquilaria crassna thuộc họ Thymeleaceae. Dó bầu được xếp vào dòng thực vật thường xanh có chiều cao trung bình từ 20-40m, vỏ cây có màu nâu xám, thân thẳng, tán thưa, lá cây hình bầu dục, phiến mỏng, mặt dưới xanh nhạt có lông mịn, mặt trên xanh lục và bóng.

Cây trầm hương trưởng thành khoảng 80 tuổi có thể đạt chiều cao 25 – 30 mét và đường kính thân cây đạt từ 55 – 70 cm. Cây được từ 6-8 năm tuổi sẽ ra hoa, mùa hoa dó bầu vào tháng 3-4 hàng năm, hoa có vàng nhạt, mọc thành chùm ở nách lá. Đến từ tháng 6 đến tháng 8 cây sẽ kết quả, quả dó bầu có hình trứng ngỗng hoặc hình quả lê, dài 4cm, đường kính 3cm, bề mặt quả phủ lông tơ trắng mềm mịn. 

Gỗ cây trầm hương trong tự nhiên có giá trị kinh tế cao

Môi trường sống của dó bầu là vùng đất ẩm tơi xốp, nhiều mùn, độ ẩm trên 80%, nhiệt độ trung bình từ 22-280C là thích hợp nhất cho cây sinh trưởng. Bởi vậy loài thực vật này được tìm thấy nhiều nhất trong các khu rừng nguyên sinh rậm rạp ở vùng nhiệt đới ẩm. Trên thế giới, cây trầm hương phân bố chủ yếu ở một số vùng thuộc Châu Á – từ đông bắc Ấn Độ qua Myanmar, Malaysia đến Indonesia và Philippines, đặc biệt là ở vùng Đông Nam Á (Việt Nam, Lào, Campuchia). Ở Việt Nam, cây dó bầu trong tự nhiên được tìm thấy ở dóc các tỉnh duyên hải nam trung bộ như Quảng Nam, Khánh Hòa, Phú Yên, Đà Nẵng, Bình Định và một số tỉnh thuộc Tây Nguyên như Gia Lai, Kon Tum. 

Cây dó bầu cho giá trị lớn nhất là phần trầm hương hình thành trong thân cây, tất nhiên không phải tất cả dó bầu trong tự nhiên đều có trầm. Sự hình thành gỗ trầm hương là quá trình bệnh lý diễn ra trong thân cây, rễ cây hoặc cành cây khi những vị trí này chịu tổn thương từ tác động bên ngoài. Sản lượng gỗ trầm hương tốt nhất được khai thác là từ những cây có từ 50 năm tuổi đời trở lên.

Bên cạnh phần trầm hương tinh túy nhất được tìm thấy trong thân cây thì vỏ cây của cây dó bầu đã kết trầm cũng được sử dụng cho ngành công nghiệp chế xuất nước hoa và tinh dầu. Ngoài gỗ trầm cho giá trị cực kỳ cao thì lá cây dó bầu cũng được biết đến là một vị thuốc trong cả Đông y lẫn Tây y. Theo Tây y lá của cây dó bầu từ 7 năm tuổi trở lên có thể thu hoạch, đem phơi khô và chế xuất thành cao dùng để hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan đến đường huyết, bệnh Gout (gút) và ung thư.  

Hiện nay có rất ít cá thể dó bầu được tìm thấy trong tự nhiên, ở Việt Nam vào năm 1996, Sách đỏ Việt Nam xác định cây trầm hương là một loài có nguy cơ tuyệt chủng cần được bảo vệ trong tự nhiên. Bởi vậy thay vì khai thác trầm tự nhiên thì người dân ở các tỉnh duyên hải nam trung bộ đã “đưa trầm về vườn” bằng cách mở rộng diện tích trồng dó bầu ngay tại vườn nhà, sau đó tiến hành cấy ghép vi sinh vật trên thân cây dó bầu để tạo trầm, diện tích của loài thực vật này vì vậy mà ngày một tăng lên tại Việt Nam.

Lịch sử khai thác cây trầm hương trên thế giới và tại Việt Nam 

Trong lịch sử khai thác và sử dụng trầm hương, người Ai Cập cổ đại được cho là những người đầu tiên sử dụng trầm hương trong các nghi lễ tế thần từ hơn 3.000 năm trước. Cách thức rất đơn giản là đốt trực tiếp những dăm gỗ trầm để lấy hương thơm khi các nghi thức diễn ra. Dần dần người Ai Cập cổ tìm ra cách chế xuất tinh dầu từ gỗ trầm, sau đó sản phẩm này được phát triển mạnh mẽ qua các con đường thương mại vào thời cổ đại. Buôn bán gỗ trầm hương và các sản phẩm từ trầm có từ thời cổ đại, một số văn bản khảo cổ cho rằng “Con đường tơ lụa” nổi tiếng đã được các thương nhân sử dụng để đem gỗ trầm khai thác từ Nam Á và Đông Nam Á đến Trung Đông.  

Tại Việt Nam, trầm hương được biết đến dưới thời Chăm Pa ở vùng đất Chiêm Thành (vùng Khánh Hòa, Phú Yên ngày nay). Gỗ trầm thời đó được người dân đi rừng khai thác và dâng lên vua chúa. Theo thời gian đến triều đại nhà Nguyễn, từ năm 1508 sau khi chúa Nguyễn Hoàng nắm quyền kiểm soát các tỉnh miền Trung, ông đã mở rộng giao thương với các nước láng giềng như Trung Quốc, Nhật Bản. Và cũng chính vào thời điểm đó trầm hương Việt Nam được khai thác nhiều nhất trong tự nhiên rồi trở thành món hàng hóa xuất khẩu độc quyền của nhà Nguyễn lúc bấy giờ.

Sự độc quyền trong khai thác và xuất khẩu gỗ trầm đã đem đến sự thịnh vượng về tài chính cho ngân khố dưới triều Nguyễn những năm đầu thành lập. Xuyên suốt gần 500 năm từ thời nhà Nguyễn đến những năm 90 của thế kỷ XX, đã có biết bao thế hệ phu trầm bất chấp nguy hiểm nơi rừng thiêng nước độc, thậm chí bỏ mạng chốn rừng thẳm chỉ để tìm được loài gỗ quý trầm hương. Từ những năm 1990, chính quyền các tỉnh miền Trung ở nước ta đã có chủ trương vận động người dân đưa dó bầu về trồng trong vườn nhà. Từ đó tiến hành thử nghiệm việc cấy ghép trầm nhân tạo trên thân cây dó bầu để khai thác và sản xuất mang lại nguồn thu lớn cho người dân. 

Những giá trị của cây trầm hương 

Công dụng của cây trầm hương được ghi nhận trên các phương diện về sức khỏe, tâm linh và giá trị kinh tế.

Giá trị kinh tế khổng lồ

Với thị trường toàn cầu ước tính đạt từ 6 đến 8 tỷ USD, trầm hương được xem là loài thực vật có giá trị thương mại lớn nhất thế giới. Tại Việt Nam, trầm hương nhân tạo loại I có giá hơn 6.000 USD/ 1kg, chế xuất tinh dầu trầm xuất khẩu có giá từ 7.000 – 8.000 USD/ 1 lít. Điển hình là doanh thu từ ngành khai thác và sản xuất trầm hương tại làng nghề Tiên Phước (Quảng Nam) có thể đạt 160 tỷ đồng/ 1 năm, thu về lợi nhuận được hơn 30 tỷ đồng. 

Cây trầm hương hay cây dó bầu kiến tạo trầm hương thành công mang lại giá trị kinh tế rất cao. Tuy nhiên trong tự nhiên, số lượng cây dó bầu có trầm hương chất lượng cao rất ít. Do đó trồng trầm hương nhân tạo từ cây dó bầu đã được người dân các vùng Quảng Nam, Khánh Hòa tìm đến để phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Với cây trầm hương chưa tạo trầm có tuổi đời trên 10 năm, người ta sẽ cấy ghép trầm vào thân cây, nuôi cấy trong môi trường sinh học đặc biệt để kích thích, thúc đẩy sự tiết chất nhựa thơm tạo trầm hương. Do đó, trầm hương nhân tạo cũng có giá thành tương đối cao trên thị trường, sau kỳ nam, trầm tốc.

Gỗ cây dó bầu có thể được nén ép tinh dầu trầm hương ở áp suất cao trong nhiều ngày để tạo nên dòng trầm hương ép đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trầm hương trên thị trường.

Sản phẩm vòng tay từ gỗ trầm hương trên thị trường

Giá trị sức khỏe

Gỗ trầm hương được Đông Y ghi nhận là loại dược liệu khi đốt có mùi thơm giúp giảm đau, hạ sốt, chữa thấp khớp, tốt cho hệ tiêu hóa và hệ thần kinh. Còn lá cây dó bầu thì được chứng minh có tác dụng chữa tiểu đường, gout, chống lão hóa và có vai trò hỗ trợ việc điều trị ung thư. Ngày nay người ta còn ngâm gỗ trầm với rượu để phối hợp với các vị thuốc khác để điều trị một số bệnh như: nôn mửa, đau dạ dày, hen suyễn, tiêu hóa kém, rối loạn thần kinh thực vật….

Hương thơm dịu ngọt, the mát của trầm hương có thể mang đến những phút giây thư giãn nhẹ nhàng cho con người sau ngày lao động căng thẳng, mệt mỏi. Hít thở mùi hương của trầm cũng là phương pháp định thần, tập trung trí tuệ để đột phá những ý tưởng sáng tạo. Xông hương từ cây trầm hương có thể trấn tĩnh tinh thần, tăng hiệu quả cho quá trình thiện định, luyện tập yoga.

Khói hương trầm có công dụng tuyệt diệu với sức khỏe, phong thủy

Giá trị phong thủy

Hầu hết các tôn giáo lớn trên thế giới như Phật giáo, Ấn Độ giáo, Hồi giáo, Thiên Chúa giáo, Đạo giáo đều sử dụng gỗ trầm hương được một tín hiệu linh thiêng kết nối con người với thần linh. Mùi hương của gỗ trầm trong lịch sử chỉ xuất hiện ở cung điện của vua chúa, tầng lớp quý tộc hoặc trong các đền đài, lăng tẩm, chùa chiền ở những nghi thức tôn giáo thành kính. Ngày nay trầm hương và các sản phẩm từ trầm như vòng tay trầm hương, nụ trầm, nhang trầm vẫn được sử dụng như vật phẩm phong thủy giúp xua đi ám khí, uế khí và năng lượng tiêu cực, đem đến không khí ấm áp, bình an và thu hút năng lượng tích cực, sự may mắn cho người dùng.

Người phương Đông coi những loại gỗ quý hiếm, có hương thơm độc lạ là thần mộc mang đến nguồn năng lượng thiêng liêng để trấn áp ma tà, chiêu dẫn vượng khí, tài lộc. Cây trầm hương với hương thơm đế vương ngự trị muôn loài đã sớm được giới phong thủy ưa chuộng.

Bột gỗ phong thủy, nhang nụ trầm…được sản xuất từ bột gỗ cây trầm hương nguyên chất 100% có công dụng tẩy uế, thanh tẩy tà khí trong các dịp xông đất, nhập trạch, khai trương cửa hàng. Khói trầm hương lan tỏa mọi ngóc ngách không gian mang đến may mắn, thịnh vượng cho công việc làm ăn được suôn sẻ, thuận lợi.

Nhiều người mang những chuỗi hạt phong thủy chế tác từ cây trầm hương, kết hợp sự trì chú của các nhà sư, chuyên gia phong thủy bên mình như bùa phù trợ may mắn, đánh đuổi vận xui, tiếp dẫn thành công, tài lộc trên con đường kinh doanh, quan lộ.

Trải qua hàng nghìn năm lịch sử thăng trầm, cây trầm hương đã chiếm lĩnh vị trí không thể thay thế trong đời sống tinh thần, tôn giáo và sức khỏe của con người. Hiện nay dù nguồn trầm trong tự nhiên không còn nhiều, nhưng với bàn tay chăm sóc giàu tâm huyết và kinh nghiệm của người dân xứ trầm, cây dó bầu và trầm hương lại tiếp tục tỏa hương thơm ngát dọc dải đất miền Trung Việt Nam và đưa hương lan tỏa ra toàn thế giới. 

5/5 - (1 bình chọn)

Tin tức liên quan

Bình luận của bạn