Ba nén nhang trầm có ý nghĩa gì trong văn hóa thờ tự?

Dâng ba nén nhang trầm và bày tỏ lòng hiếu thảo, tưởng nhớ đến ông bà, cha mẹ là tập tục truyền thống của người Việt Nam trong những dịp đặc biệt như ngày rằm, mùng 1, cúng giỗ…Vậy con số ba nén nhang biểu thị ý nghĩa gì và tại sao lại ba nén nhang – ba lần chắp tay vái lạy? Bài viết dưới đây sẽ phân tích, luận giải về nguồn gốc, ý nghĩa ba nén nhang trầm để bạn hiểu hơn về nghi thức dâng hương trong thờ cúng.

Ý nghĩa của ba nén nhang trầm trong Phật giáo

Ở Việt Nam, Phật giáo du nhập từ thế kỷ I trước công nguyên, sớm hòa nhập trong tiến trình hưng vong của các triều đại phong kiến và hòa hợp cùng các tín ngưỡng truyền thống, đạo giáo trong lòng dân tộc. Đặc biệt, thời nhà Lý, Trần – thời kỳ Phật giáo phát triển hưng thịnh đã có khái niệm tam giáo đồng nguyên gồm Phật giáo – Đạo giáo – Khổng giáo.

Ba nén nhang có ý nghĩa tín ngưỡng, tôn giáo sâu sắc

Do đó, nghi thức dâng ba nén nhang trầm tồn tại trong văn hóa thờ cúng thần thánh, tổ tiên truyền thống và nhà Phật.

Trong Phật giáo, các nhà sư, Phật tử thường chọn con số 1 nén hương hoặc 3 nén hương để dâng lên chính điện mỗi giờ tụng kinh điển hoặc thiền định… Vậy những con số nhang thắp nhang lên tượng trưng cho điều gì? Điều này được lý giải qua kinh điển.

Một nén hương dâng lên biểu thị cho tâm cầu sự hướng thiện cùng sự khai mở trí tuệ để tâm hồn buông xả ích kỷ, tham lam, nhận biết thiện – ác. Nén hương là biểu tượng của “ngũ sắc” gồm Giới, Định, Tuệ, Tri kiến, Giải thoát. Trong đó Giới hương (tâm hướng trong sáng, hướng thiện), Định hương (tâm vững vàng trước cái xấu, ác nghiệp), Tuệ hương (trí tuệ thông suốt nhận biết điều thiện), Tri kiến hương (sự giác ngộ của trí tuệ), Giải thoát hương (buông bỏ điều ác, ưu phiền, chấp ngã).

Kinh điển Phật giáo thường nhắc đến Tam giới, Tam bảo, Tam thời. Trong đó Tam giới là Dục, Sắc, Vô sắc. Tam bảo là Phật (Đức Phật Thích Ca sáng lập nên Phật giáo) – Pháp (lời Phật dạy được lưu truyền qua kinh sách) – Tăng (người tu hành theo Phật và Pháp để đạt cảnh giới niết bàn, thoát khỏi vòng luân hồi của Sinh – Lão – Bệnh – Tử). Tam thời là một kiếp người gồm Quá khứ – Hiện tại – Vị lai. Tất cả đều xoay quanh con số 3 và đó cũng chính là ý nghĩa của ba nén nhang trầm trong Phật giáo.

Thiện tâm là Phật căn. Dù dâng một nén hương hay ba nén nhang trầm thì Phật giáo coi trọng tâm thành kính hướng thiện của con người.

Ý nghĩa của ba nén nhang trầm trong phong thủy

Thuyết âm dương, ngũ hành được đề cao trong phong thủy, theo đó chi phối tập tục dâng hương truyền thống. Thắp hương người xưa thường chọn những con số lẻ như 1,3,5,7,9. Đây là những con số biểu thị cho tính dương, tượng trưng cho lòng biết ơn, tưởng nhớ của con cháu đến công đức của tổ tiên, ông bà.

Những con số 2,4,6,8,10 đại diện cho tính âm nên không sử dụng để thắp đốt trong nghi thức dâng hương.

Ba nén nhang trầm hợp lại tượng trưng cho ba cõi Trời – Đất – Người, tạo thành sợi dây giao kết giữa thế giới người sống với thế giới tâm linh. Ở đó, phần đỉnh hương và khói hương tượng trưng cho cõi thần linh và người đã khuất, phần chân hương và bát hương tượng trưng cho cõi trần thế. Do đó khi dâng ba nén hương trầm, người sống có thể gửi gắm những tâm tư, nguyện vọng, mong cầu bình an, hạnh phúc, tài lộc để các đấng tối cao và tiên tổ chứng giám.

Ngũ hành chỉ rõ các yếu tố cốt lõi hình thành nên bản thể sự sống là Kim (Kim loại) – Mộc (Gỗ) – Thủy (Nước) – Hỏa (Lửa) – Thổ (Đất). Vậy nên dâng năm nén hương có ý nghĩa tượng trưng cho năm hướng thần linh và năm phương trời đất.

Giá trị, công dụng của ba nén nhang trầm hương

Trầm hương là loại gỗ quý hiếm bậc nhất Việt Nam với hương thơm đế vương vô cùng độc đáo, tinh tế. Dâng ba nén nhang trầm hương lên bàn thờ tổ tiên, chính điện Phật giáo là dâng lên hương thơm của sự thuần khiết, tinh hoa của đất trời để bày tỏ tấm lòng hiếu kính, thơm thảo.

Nhang trầm hương là nhang sạch bởi được sản xuất từ bột gỗ trầm hương tinh chất, kết hợp với các thảo mộc quý giá như Hoàng Đàn, Huyết Rồng, Ngọc Am…nên rất tốt và an toàn cho sức khỏe người sử dụng. Cùng với sự trì chú của chuyên gia phong thủy, nhang trầm hương càng phát huy tính linh trong phong thủy.

Nhang trầm hương mang giá trị sức khỏe, tâm linh tuyệt diệu

Công dụng của nhang trầm hương với sức khỏe

Bản chất trầm hương vốn là dược mộc có tính ôn, cay ấm nên trong Đông y thường dùng để chữa các bệnh do khí lạnh xâm nhập như cảm mạo, phong hàn, đau bụng, đau đầu…

Hương thơm của trầm giúp điều hòa khí huyết, giữ cho tinh thần luôn trong trạng thái tỉnh táo, minh mẫn cùng nguồn cảm hứng dồi dào cho các hoạt động sáng tạo. Do đó thắp ba nén hương trầm sẽ mang lại nguồn không khí thanh sạch, giúp con người thư giãn, giải tỏa áp lực, căng thẳng.

Công dụng của nhang trầm hương với phong thủy

Hấp thụ linh khí của đất trời để ngưng đọng nhựa thơm trên thân cây dó bầu qua nhiều thập kỷ, trầm hương có tính linh rất lớn. Trong phong thủy, trầm hương là thần mộc có thể thanh tẩy tà khí, trấn hưng vượng khí, phúc trạch và tịnh hóa năng lượng yêu tà.

Dâng ba nén nhang trầm hương trong tập tục thờ cúng giúp xua đuổi hạn vận, chiêu dẫn tài lộc, may mắn. Chính vì trong ngày rằm, mùng 1, lễ Tết, người Việt thường dâng nhang trầm hương lên bàn thờ tổ tiên.

Như vậy, ba nén nhang trầm mang ý nghĩa tâm linh, văn hóa rất sâu sắc, biểu thị sự tưởng nhớ đến người đã khuất và mong cầu một cuộc sống bình an, hạnh phúc, phát đạt. Với sự trân quý giá trị sức khỏe, phong thủy của trầm hương, Thế giới Trầm hương sẽ mang đến cho bạn sản phẩm hương nhang chế xuất từ trầm hương nguyên chất với chất lượng tốt nhất.

XEM THÊM:

Đánh giá bài viết

Tin tức liên quan